NHỮNG VẤN ĐỀ GẶP PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH CHĂN NUÔI HEO NỌC

Trong chăn nuôi heo sinh sản, chăn nuôi heo đực giống có tầm quan trọng đặc biệt bởi tính di truyền của nó sẽ ảnh hưởng đến đông đảo số lượng đàn heo. Heo đực sẽ quyết định đến kích thước lứa đẻ, chất lượng và tính trạng của đàn heo con sau này.


Heo đực giống có vai trò rất lớn và có khả năng cải tạo đàn heo rất tốt chính vì vậy cần phải có kế hoạch sử dụng tối đa heo đực giống và khai thác trong thời gian heo còn trẻ, còn sung sức. Trong quá trình chăn nuôi heo đực giống, chúng tôi thường thấy trên heo xảy ra một số tình trạng bệnh lí sau gây những tổn thất lớn cho người chăn nuôi:


1. Vấn đề suy giảm số lượng tinh dịch
Vô tinh: Là hiện tượng tinh hoàn kém phát triển, không có tinh trùng ở trong tinh dịch, tinh trùng không được hình thành, xảy ra các quá trình thoái hóa trong tinh hoàn do thiếu dinh dưỡng, do bệnh và do khai thác tinh quá mức 
Ít tinh: Là giai đoạn trung gian chuyển tiếp đến hiện tượng vô tinh. Ở tinh dịch, số lượng tinh trùng ít, đôi khi hoạt dục của con đực rất tốt nhưng sức sống của tinh trùng lại rất yếu. 
 

2. Vấn đề về chất lượng tinh trùng:
Lãnh tinh: Là hiện tượng tinh trùng không chuyển động trong tinh dịch. Nguyên nhân xảy ra có thể là do các quá trình viêm mãn tính và cấp tính tinh hoàn, gây ra tình trạng tinh trùng giảm khả năng di chuyển và thậm chí là gây chết tinh trùng. Trường hợp lãnh tinh xảy ra khi thời tiết môi trường nắng nóng hoặc điều kiện vệ sinh chuồng trại không đảm bảo là rác bám dính lên bìu tinh hoàn làm gia tăng nhiệt. Việc khai thác tinh trùng không đúng tần suất (vd như nghỉ lâu giữa 2 lần giao phối/khai thác tinh) cũng là 1 nguyên nhân gây ra lãnh tinh. Ngoài ra,, heo nọc già cũng khiến suy giảm chất lượng tinh dịch.
Tinh trùng kì hình: Một số dạng kì hình thường gặp ở tinh trùng heo nọc: đầu biến dị, có 2 đầu, gãy cổ, đuôi cong hoặc bẻ gập, tinh trùng có đầu to quá hoặc bé quá,.. Nếu tinh trùng bị dị dạng đuôi và dập thì liên quan đến trạng thái bệnh lí ở ống dẫn tinh, các tuyến sinh dục phụ, rối loạn chức năng điều nhiệt của bao tinh hoàn. Dưới đây là 1 số dạng kì hình ở tinh trùng heo nọc:

Hình ảnh tinh trùng kì hình 

Tỉ lệ tinh trùng kì hình nằm trong giới hạn cho phép là  8% 

  • pH tinh dịch : Tinh dịch lợn đực có pH hơi kiềm yếu (7,2 - 7,5). Nếu tinh dịch có pH thấp hơn hoặc cao hơn là tinh dịch không bình thường không tốt cho sức sống và khả năng thụ thai của tinh trùng

  • Màu sắc tinh dịch: Bình thường lợn ngoại cho tinh màu trắng sữa đặc. Nếu tinh có màu khác như đỏ (lẫn máu), vàng (lẫn nước tiểu), xanh (lẫn mủ) là tinh dịch không đạt yêu cầu và không sử dụng.

Số lượng và chất lượng tinh dịch thấp đều ảnh hưởng rất lớn đến sức sống và khả năng thụ thai của tinh trùng và đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất chăn nuôi của trại. Để khắc phục được những vấn đề trên, người chăn nuôi có thể tác động vào các yếu tố như giống, quản lí chuồng trại, phương thức khai thác và chế độ dinh dưỡng,...Trong đó, tác động vào chế độ dinh dưỡng cùng với việc quản lí chuồng trại tốt sẽ là một trong những phương pháp tiềm năng nâng cao năng suất heo nọc.

Tổng hợp: Ánh Trương
 

Chia sẻ:

Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat ngay với chung tôi để được tư vấn