PHỤ GIA THẢO DƯỢCsản phẩm phụ giaphytaseaxitamin

CÁC BIỆN PHÁP GIẢM CHI PHÍ THƯC ĂN TRONG CHĂN NUÔI HEO (PHẦN 1)

Các biện pháp giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi heo
(Phần 1: Thiết kế công thức thức ăn chăn nuôi tiết kiệm, hiệu quả)
 
Điều quan trọng mấu chốt cấu thành nên chi phí thức ăn chăn nuôi chính là giá thành sản xuất. Trong những năm gần đây giá nguyên liệu thô luôn biến động bất thường, làm cho người chăn nuôi rất khó có thể dự đoán được sự thay đổi của nó. Đồng thời, giá thịt heo thành phẩm không những không cao lên mà lại còn có lúc giảm xuống, biến động không tùy thuộc vào giá nguyên liệu mà tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường.
 
Từ 2 thực trạng trên, các chủ trang trại bắt đầu tự trộn thức ăn nhiều hơn, không phụ thuộc vào giá thành thức ăn chăn nuôi sản xuất sẵn nữa, họ bắt đầu chủ động tìm hiểu, tận dụng các nguyên liệu có sẵn và phối trộn phù hợp với trại của mình.
 
Tuy nhiên, nhiều trại vẫn đang còn rất khó khăn, lúng túng trong quá trình tự phối trộn do thiếu kiến thức, kinh nghiệm về vấn đề này. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ góp phần hoàn thiện hơn góc nhìn cho các chủ trang trại.
 
1. Quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi tự trộn.
Điều quan trọng nhất nếu bạn muốn chủ động tự trộn thức ăn cho trại mình là bạn phải kiểm soát được chất lượng của thức ăn từ khâu nguyên liệu cho đến thành phẩm, tránh việc thức ăn chăn nuôi thành phẩm có biên độ an toàn giao động quá lớn.
 
Ngày nay đã có các thiết bị máy móc công nghệ cho phép bạn biết được thành phần của một công thức thức ăn gần như ngay lập tức.
 
2. Cân bằng năng lượng cho khẩu phần thức ăn chăn nuôi tự phối trộn.
Năng lượng hiện là thành phần chiếm giá trị lớn nhất trong khẩu phần thức ăn. Như chúng ta đã biết, năng lượng rất cần thiết trong mọi hoạt động của vật nuôi. Tuy nhiên, lysine lại là một acid amin thiết yếu có lượng thấp nhât (trong tổng hợp protein ở vật nuôi người ta thường căn cứ vào lượng acid aminh thiết yếu có lượng thấp nhất để đánh giá cũng như cân bằng công thức dinh dưỡng một cách khoa học, tiết kiệm và hiệu quả) do đó chúng ta có thể lựa chon loại nguyên liệu nòa giàu năng lượng nhưng có chứa thêm lysine trong khẩu phần sẽ giúp tăng hiệu quả di truyền, tăng trọng lượng cũng như hiệu quả sinh sản của vật nuôi đồng thời giảm chi phí của khẩu phần thức ăn.

Biểu đồ 1: Ảnh hưởng của lysine có sẵn lên tỷ lệ chuyển đổi thức ăn của heo nái và heo đực giống chưa khai thác có khối lượng cơ thể từ 22-53 kg
3. Sử dụng nguyên liệu phối trộn thức ăn chăn nuôi hợp lý.
Những khẩu phần ăn giành cho heo từ 15kg trở lên có thể tốn kém hơn do độ tuổi này nhu cầu về dinh dưỡng cũng như số lượng thức ăn đều tăng cao hơn những giai đoạn trước.
 
Việc sử dụng đầy đủ các thành phần trong công thức thức ăn chăn nuôi không phải lúc nào cũng hợp lý, tùy thuộc từng giai đoạn phát triển của heo mà ta có thể rà soát và loại bỏ bớt một số thành phần như bột cá, huyết thanh, plasma…(theo Landblom, 2001). Bởi nhiều khi lợi nhuận sinh ra không đủ để bù đắp vào chi phí đầu tư cho những thành phần trên.
 
4. Chất phụ gia
Hầu hết các chất phụ gia đều có tác động tích cực đối với vật nuôi nhưng không phải tất cả chúng đều đáng để ta đầu tư bổ sung vào trong khẩu phần ăn cho heo. Chúng ta nên cân nhắc chọn lựa chất phụ gia phù hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau của đàn heo, có những chất phụ gia có thể rất tốt với heo con nhưng lại không phù hợp với heo vỗ béo chẳng hạn.
 
Ngoài ra cũng cần phải cân đối hợp lý giữa lợi ích chúng mang lại và chi phí đầu tư để đảm bảo lợi nhuận tốt nhất trong chăn nuôi heo (Pettigrew, 2006).
 
5. Khả năng tiêu hóa của thức ăn chăn nuôi tự trộn.
Khi giá nguyên liệu ngày càng cao thì điều quan trọng là phải khai thác được tối đa những nguyên liệu đó bằng cách nâng cao hiệu suất tiêu hóa cho tổng đàn. Có nhiều cách khác nhau có thể giúp heo nâng cao khả năng tiêu hóa như:
- Giảm kích thước hạt thức ăn cho heo: (theo Goodband và cộng sự, 2002) việc giảm kích thước hạt thức ăn có thể giúp cải thiện hiệu suất tiêu hóa lên một mức nhất định như trong bảng 1.

Kích thước hạt cứ giảm 100 µm (kích thước cuối cùng không nhỏ hơn 600 µm) có thể làm giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn 1,2%  (theo: National Pork Board, 2011)


Ảnh 1: Thức ăn cho heo với 2 kích thước khác nhau

- Sản xuất thức ăn dạng hạt: Thức ăn dạng hạt có thể cải thiện khả năng tiêu hóa thức ăn lên 5-8% so với thức ăn dạng bột (theo Wondra và cộng sự, 1995; Amornthewaphat và cộng sự, 2000).
 
- Giãn nở viên thức ăn: Việc sử dụng các biện pháp giãn nở có thể giúp cải thiện chất lượng của viên thức ăn chăn nuôi từ đó nâng cao khả năng tiêu hóa của thức ăn, đặc biệt là các loại sợi. Xem bảng 2 (theo Traylor và các cộng sự, 1998; Amornthewaphat và các cộng sự, 2000).

Việc sử dụng các biện pháp làm giãn nở viên thức ăn đồng nghĩa với việc nâng cao chi phí điện năng nên không phải lúc nào cũng cho lợi nhuận hợp lý.
 
- Bổ sung các chất kích thích tiêu hóa: Việc sử dụng Phytase và các Enzyme bổ sung vào trong khẩu phần ăn đã được chứng minh là có thể giúp cơ thể tiêu hóa một số chất dinh dưỡng nhất định một cách tốt hơn ( theo Kornegay và cộng sự, 1996; Bedford và cộng sự, 1998). Tuy nhiên, chúng ta phải cẩn thận không được bổ sung Enzyme vượt quá định mức cho phép.
 
- Bổ sung các axitamin dễ tiêu hóa: Xây dựng khẩu phần ăn với các phospho, axitamin dễ tiêu hóa và các thành phần cung cấp năng lượng đơn thuần là cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu thực sự của heo và tối ưu hóa chế độ ăn uống cho heo.
  
6. Dạng thức ăn (dạng hạt, dạng bột, dạng lỏng).
Nhiều nghiên cứu cho thấy heo ăn thức ăn chăn nuôi dạng viên có mức tăng trọng trên ngày (ADG) tốt hơn những heo ăn thức ăn dạng bột. Tuy nhiên, chất lượng thức ăn dạng viên lại quyết định chỉ số ADG là cao hay thấp.


Biểu đồ 2: Các yếu tố ảnh hưởng tới độ bền của hạt
Lượng bột còn sót lại trong máng thức ăn không nên vượt quá 20% (theo ủy ban thịt heo quốc gia của Mỹ, 2011).

Ảnh 2: Hệ thống thức ăn khô



Ảnh 3: Hệ thống thức ăn dạng lỏng
Thức ăn chăn nuôi dạng lỏng cũng có khả năng tiêu hóa và hấp thu rất cao đối với heo, tuy nhiên chi phí sản xuất và vận chuyển cũng như bảo quản chúng lại quá cao so với thức ăn khô.
 
Như vậy, việc tự thiết kế công thức và sản xuất thức ăn cho heo là một biện pháp giúp giảm chi phí thức ăn một cách tốt nhất và đang được nhiều trang trại sử dụng hiện nay. Tuy nhiên việc tự trộn thức ăn cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ trong đó (như độc tố nấm mốc, mất cân bằng các thành phần dinh dưỡng…) nếu như chúng ta không có đủ kiến thức và kinh nghiệm về vấn đề này.
 
 Tiến Việt Thái hy vọng những lưu ý trong bài viết trên phần nào giúp các trang trại có thêm thông tin, từ đó chủ động hơn trong quá trình tự trộn thức ăn chăn nuôi tiến tới nâng cao năng suất, lợi nhuận cho trại heo nhà mình.
(còn nữa)
Theo Pig333.com và Vietdvm.com

 
 

Chia sẻ:

Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat ngay với chung tôi để được tư vấn