PHỤ GIA THẢO DƯỢCTVT Groupforcix pyđiều trị và phòng bệnh cầu trùng

​BỆNH CẦU TRÙNG Ở GÀ | NGUYÊN NHÂN, TÁC HẠI, CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT

Bệnh cầu trùng ở gà có tỉ lệ mắc cao, mặc dù tỷ lệ chết rất thấp nhưng lại gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế khiến gà còi cọc chậm lớn, tốn kém chi phí thức ăn, cơ thể suy yếu dẫn tới mắc các bệnh truyền nhiễm khác. Để giúp người chăn nuôi hiểu rõ về căn bệnh nguy hiểm này, dưới đây là tất tần tật những chia sẻ chúng tôi mang tới cho bạn.
Bệnh cầu trùng ở gà là bệnh gì?
Bệnh cầu trùng ở gà hay gia cầm là căn bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm do ký sinh trùng đơn bào gây ra, thuộc 2 dạng chủ yếu là Eimeria tenella loại ký sinh ở manh tràng – ruột già và Eimeria necatrix loại ký sinh trùng ở ruột non. 



Bệnh cầu trùng ở gà có lây không?
Bệnh cầu trùng ở gà có tốc độ lây lan vô cùng nhanh, chủ yếu qua đường tiêu hoá phổ biến ở gà có độ tuổi từ 2 - 8 tuần. Đặc biệt căn bệnh cầu trùng có tỉ lệ mắc cao ở mọi hình thức chăn nuôi trong đó gà nuôi chăn thả là hay bị mắc nhất.
Nguyên nhân lây bệnh cầu trùng ở gà
Nang cầu trùng tồn tại ở ngoài môi trường vô cùng lâu và khó bị tiêu diệt, do đó khi gà ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh chính là nguyên nhân khiến căn bệnh này bùng phát.



Tác hại bệnh cầu trùng ở gà
Gà bị nhiễm bệnh cầu trùng mặc dù tỉ lệ chết không quá cao tuy nhiên lại còi cọc, chậm lớn do rối loạn tiêu hoá, các tế bào thượng bì bị tổn thương, giảm mạnh khả năng hấp thụ và trao đổi chất dẫn tới không đạt năng suất. Thậm chí gà bị mắc bệnh cầu trùng còn bị giảm mạnh sức đề kháng khiến cho nhiều căn bệnh khác có thể bùng phát, căn bệnh này được xác định tỉ lệ chết trung bình là ở khoảng 20 - 30%
Biểu hiện / dấu hiệu bệnh cầu trùng ở gà?
Triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh cầu trùng trên gà chính là bỏ ăn, khát nước, luôn không được mềm mượt, đi lại loạng choạng. Đặc biệt theo các chuyên gia bệnh cầu trùng ở gà được chia ra thành 3 thể, bao gồm: 
Thể cấp tính: Đối với thể cấp tính biểu hiện rõ rệt nhất là gà bỏ ăn hoặc ăn kém, người mệt mỏi, ủ rũ luôn trong tình trạng khát nước. Gà ở giai đoạn này cũng gặp vô vàn những sự khó khăn khi di chuyển, vận động.Ở thể cấp tính gà thường đi ngoài phân có bọt vàng hoặc phân có màu nâu đỏ, kế tiếp chuyển sang giai đoạn phân lẫn máu, thậm chí có nhiều trường hợp gà đi ngoài toàn máu.
Thể mãn tính: Bệnh cầu trùng ở thể mãn tính thường xuất hiện ở gà khoảng 90 ngày tuổi, tuy nhiên ở thể này gà càng có tuổi bệnh càng nhẹ với những biểu hiện như:
Thức ăn không được tiêu hóa kịp thời do đó gà thường bị đi ngoài phân sống, ỉa chảy, lâu dẫn tới phân có màu đen và lẫn máu.
Thể mang trùng: Thể mang trùng hay còn gọi là thể ẩn bệnh là một dạng khá phức tạp phần lớn gặp ở gà đã trưởng thành và đang sinh đẻ. Ở thể này gà bị mắc bệnh cầu trùng vẫn khoẻ mạnh, ăn uống bình thường, không đi ngoài tiêu chảy hoặc rất ít. 
Cách phòng và điều trị bệnh cầu trùng ở gà
Điều trị bệnh cầu trùng ở gà đòi hỏi kinh nghiệm và phương pháp sử dụng thuốc hợp lý.
Trải qua nhiều các thí nghiệm và thử nghiệm thực tế IDENA đã nghiên cứu thành công sản phẩm phụ gia tân tiến, đã được sử dụng tại Việt Nam, sau một quá trình dài chọn lọc các tinh dầu đặc hiệu và chiết xuất thực vật có tác dụng hiệp đồng cho phép diệt các khuẩn và ký sinh trùng gây hại nhất.

Chia sẻ:

Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat ngay với chung tôi để được tư vấn